afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa , afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; accounting; thue; tax; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa

afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; tham dinh gia; afa, afac.com.vn; kiem toan; audit; ke toan; thue; afa; tham dinh gia

BẢN TIN PHÁP LUẬT HÀNG TUẦN

ĐẠI DỊCH CORONA ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NHƯ THẾ NÀO?

Dịch bệnh do Virus Corona mới với tốc độ lây lan khủng khiếp đang trở thành một mối hiểm họa sức khỏe toàn cầu. Tính đến 09h30 ngày 05.02.2020 theo giờ Việt Nam, trên toàn thế giới đã có 24.536 ca nhiễm bệnh ở 29 quốc gia và vùng lãnh thổ và 492 người tử vong vì dịch bệnh này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu vì dịch bệnh từ rạng sáng 31.01.2020 (theo giờ Hà Nội). Tại Việt Nam, tính đến nay đã ghi nhận 10 trường hợp nhiễm bệnh này.

Dịch bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của một số lượng lớn người dân thuộc nhiều vùng lãnh thổ, khiến hàng chục triệu người bị cấm đi lại ra bên ngoài vùng dịch, hệ thống y tế bị quá tải, mà còn trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế.

4 HỆ LUỴ ĐỐI VỚI KINH TẾ - THƯƠNG MẠI

Kinh tế và thương mại thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp trên bốn phương diện sau.

Thứ nhất, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn cục bộ, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và lao động toàn cầu không còn được như bình thường khiến cho mọi hoạt động kinh tế, thương mại và đầu tư không thể thông suốt và hiệu quả. Trong bối cảnh tình hình như thế, kinh tế và thương mại thế giới không thể hoạt động bình thường được chứ chưa nói đến có thể tăng trưởng, đồng thời nguy cơ sa vào trì trệ tăng trưởng hoặc thậm chí cả suy thoái không chỉ tiềm tàng mà còn tăng.

Thứ hai, đại dịch mới hiện đã làm suy giảm tiêu dùng của người dân và xã hội. Hai lĩnh vực bịảnh hưởng nhiều nhất là du lịch và dịch vụ. Vì thế, những quốc gia hay nền kinh tế trên thế giới mà du lịch và dịch vụ vốn là trụ cột và động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng và quyết định nhất hiện cũng đang bịảnh hưởng nặng nề nhất và tiêu cực nhất bởi đại dịch mới.

Thứ ba, một khi dịch bệnh hoành hành như hiện tại, không chỉ tiêu dùng của người dân suy giảm mà các nhà đầu tư cũng bớt sẵn sàng đầu tư và các doanh nghiệp cũng ngần ngại đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho không thể có được tăng trưởng mới của kinh tế, thương mại và đầu tư trên thế giới.

Thứ tư, mối quan hệ và mức độ hợp tác giữa các đối tác trên thế giới trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư bị ngưng trệ bất ngờ khi các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh và chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác cũng như khi chính phủ các quốc gia áp dụng những biện pháp quyết liệt như sơ tán công dân, đóng cửa biên giới quốc gia hay cấm nhập cảnh đối với người dân đến từ những vùng có dịch bệnh.

Chẳng hạn như ở Mỹ đã có ý kiến cho rằng đại dịch hiện tại sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ rút khỏi Trung Quốc trở về Mỹ, tạo thêm làm việc ở Mỹ. Trong thời gian tới sẽ có sự hỗn loạn nhất định trong các mối quan hệ này với ảnh hưởng rất tiêu cực tới tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới nói chung.

NHỮNG ẢNH HƯỞNG RÕ NÉT ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Đòn giáng mạnh vào chi tiêu tiêu dùng

Ảnh hưởng kinh tế của nạn dịch này đã và đang được cảm nhận. Đối với người dân Việt Nam nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung, nơi thường chi tiêu mạnh trong dịp Năm Mới, mức chi tiêu tiêu dùng của người dân đã giảm mạnh khi hàng chục triệu người cố thủ trong nhà, tránh đi ra ngoài.

Du lịch và dịch vụ bị ảnh hưởng

Du lịch đi ra nước ngoài từ Trung Quốc đã bắt đầu giảm. Những điểm đến bị tác động mạnh mẽ nhất của nạn dịch này là ở châu Á, đặc biệt là Hong Kong, Macau, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cũng như Singapore, vì người Trung Quốc Đại lục là nhóm khách du lịch lớn nhất. Du lịch chiều đến từ nước ngoài đến Việt Nam giảm mạnh, chiều từ Việt Nam đi các nước trong khu vực giảm mạnh, du lịch nội địa cũng sụt giảm khi tâm lý người dân ngại đi ra ngoài, sợ bị nhiễm bệnh.

Không chỉ các doanh nghiệp lữ hành bị ảnh hưởng, các công ty dịch vụ có liên quan phục vụ khách du lịch như các khách sạn, hãng hàng không, sòng bạc, nhà hàng, taxi… cũng thông báo sự giảm mạnh trong kinh doanh.

Xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm nghiêm trọng

Tác động của dịch virus corona cũng như các biện pháp ngăn chặn dịch khiến giao thương có thể gặp khó khăn do hạn chế qua lại biên giới, cửa khẩu và gián đoạn nguồn cung tại tỉnh Hồ Bắc, trong bối cảnh nhằm kiểm soát dịch, các biện pháp liên quan đến thắt chặt qua lại biên giới có thể sẽ được đẩy mạnh trong thời gian tới. Do vậy, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc có thể gặp khó khăn. Với rủi ro nói trên, các ngành nghề xuất khẩu theo đường biên giới trên bộ và tiểu ngạch sang Trung Quốc như nông sản, thủy sản, thực phẩm… sẽ chịu tác động đáng kể trong ngắn hạn.

Các ngành chịu tác động khác nhau từ dịch bệnh, đời sống người dân bị ảnh hưởng

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) vừa công bố Báo cáo Đánh giá tác động của dịch virus Corona tới các nhóm ngành.

Đối với ngành Dệt may, SSI cho rằng dịch virus không có tác động trực tiếp đến nhu cầu các sản phẩm may mặc, vì hầu hết các công ty may mặc trong nước không xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, theo SSI, GDP Trung Quốc tăng trưởng chậm lại có thể gây tác động tiêu cực trong dài hạn lên tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực do nhiều nhà máy dệt tại Trung Quốc đóng cửa trong tháng 1 và tháng 2. Hiện tại, Trung Quốc là thị trường cung cấp vải nguyên liệu lớn nhất cho Việt Nam.

Với ngành Bán lẻ, SSI dự báo lượt khách mua sắm tại các cửa hàng sẽ giảm do người tiêu dùng hạn chế đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus Corona, đồng thời, người tiêu dùng sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần thiết (dược phẩm) thay vì các mặt hàng như ICT.

Các ngành như Ngân hàng, Thủy sàn, Dầu khí, Chứng khoán, Cảng biển đều được dự báo sẽ ảnh hưởng ít nhiều từ đại dịch Corona.

Riêng hai ngành Hàng không và Dịch vụ sân bay sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Theo đánh giá của SSI, không phải tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng tiêu cực. Ngược lại với bán lẻ truyền thống, hoạt động thương mại điện tử có thể được ưu tiên lựa chọn. Khi người dân giảm nhu cầu đi mua sắm tại cửa hàng vật lý, nhu cầu đối với hoạt động mua sắm online, giao hàng, chuyển phát có thể gia tăng. Một số ngành như Dược phẩm, Bảo hiểm, Điện có thể được hưởng lợi, tuy nhiên nhìn chung không đáng kể.

Với ngành Dược phẩm, SSI cho rằng cổ phiếu dược phẩm sẽ có diễn biến tích cực nhờ tâm lý thị trường trong ngắn hạn. Tuy nhiên, hiện tại, công ty chứng khoán này không thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mặt cơ bản đối với các công ty dược niêm yết do dịch virus Corona.

Các công ty bảo hiểm nhân thọ được cho là sẽ hưởng lợi tích cực trong dài hạn vì nhu cầu được bảo hiểm sẽ tăng lên khi xuất hiện dịch bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp Chính phủ cần các yếu tố hỗ trợ cho tăng trưởng vào nửa cuối năm 2020, lãi suất thấp có thể ảnh hưởng đến lợi tức đầu tư của các công ty bảo hiểm.

Đối với các công ty bảo hiểm nói chung, dịch virus Corona tại Việt Nam sẽ khiến chi phí bồi thường tăng lên ở mức vừa phải. Điều này là do hầu hết các chi phí y tế sẽ được bảo hiểm xã hội chi trả. Ngoài ra, việc thanh toán chi phí bồi thường thực tế có thể xảy ra 1-2 tháng sau sự cố, do đó, SSI đánh giá tác động tiêu cực sẽ không diễn ra ngay đối với kết quả kinh doanh quý I/2020.

Ngành Điện được dự báo sẽ hưởng lợi là bởi giá dầu thô sụt giảm do nhu cầu tiêu thụ dầu thô từ Trung Quốc có thể sẽ giảm giữa đại dịch Corona.

Các ngành như Ô tô, Bất động sản nhà ở, Bất động sản khu công nghiệp, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Thép, Xi măng, Phân bón, Nước được kỳ vọng sẽ không ảnh hưởng đáng kể từ dịch cúm mới xuất phát từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, đời sống người dân cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh này. Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước cho học sinh các cấp được nghỉ học để phòng tránh dịch bệnh lây lan. Điều đó có tác động không nhỏ đến một bộ phận phụ huynh phải nghỉ việc ở nhà trông con, chi phí thuê người trông trẻ tăng đột biến. Tâm lý lo sợ dịch bệnh, tránh đi ra ngoài, dẫn đến hạn chế tiêu dùng, nhiều thông tin không chính xác lan truyền trên mạng, một bộ phận không nhỏ những người buôn bán hàng giá cao, hàng kém chất lượng trục lợi từ dịch bệnh khiến tâm lý người dân càng thêm hoang mang, lo lắng.

Tuy nhiên, trong phiên họp thường trực của Chính phủ ngày 04.02.2020 vừa qua, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhấn mạnh khi dịch bệnh diễn ra, các cấp, ngành đã thực hiện hiệu quả các chỉ thị, chỉ đạo của Ban bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 

Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần chủ động giữ nhịp độ phát triển. Nông nghiệp, công thương, du lịch cần tái cơ cấu nguồn khách, các bộ có biện pháp cụ thể của bộ ngành mình, không chủ quan nhưng cũng không bi quan.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế rà soát cụ thể phương án ứng phó, nhưng không gây hoang mang, chủ động, tập trung phòng chống dịch bệnh. 

Ngày đăng: 15/02/2020 Lượt xem: 37.605 In bài viết
[ * ] CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Ngày 02/4/2024 vừa qua, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 1357/TCT-DNNCN về rà soát công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (HCN), cá nhân kinh doanh (CNKD) gửi đến Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày 12/01/2024, Hội đồng tiền lương quốc gia đã có Báo cáo 02/BC-HĐTLQG gửi Chính phủ khuyến nghị điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng bình quân 6%, áp dụng từ 01/7/2024. Từ ngày 01/7/2024, chính sách tiền lương sẽ được triển khai cải cách tổng thể theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ V Quốc Hội khóa XV, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành với nhiều nội dung mới và được xem là khó quy định trong lúc dự thảo.
Ngày 23/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 21/2024/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2016/NĐ-CP quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 quy định tiền lương,
Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 (Luật Đấu thầu 2023) đã được công bố ngày 17/7/2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024) với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung so với Luật Đấu thầu 2013.
Vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư số 25/2023/TT-BKHĐT (TT 25) ngày 31/12/2023 sửa đổi Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT (TT 03) quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
Ngày 19 tháng 10 năm 2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2023/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 03/12/2023 (riêng quy định bãi bỏ tổng mức thanh toán được áp dụng từ 01/01/2019
Ngày 23/11/2023 Bộ Tài chính ban hành Công văn 12904/BTC-TCT gửi Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Uỷ ban quản lý vốn Nhà nước và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc lấy ý kiến sửa đổi Nghị định về quản lý thuế doanh nghiệp.
Ngày 18/01/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ V Quốc Hội khóa XV, Luật Đất đai (sửa đổi) đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành với nhiều nội dung mới và được xem là khó quy định trong lúc dự thảo.
Cùng với việc giải thích rõ các từ ngữ liên quan để bảo đảm minh bạch, chặt chẽ trong quá trình áp dụng, Nghị quyết quy định về: thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT); tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR); kê khai, nộp thuế và quản lý thuế.
[ * ] CÁC BÀI VIẾT TÌM KIẾM TỰ ĐỘNG
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN - THẨM ĐỊNH GIÁ VÀ TƯ VẤN ECOVIS AFA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 142, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. Hòa Cường Nam, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: +84.236.363.3333 Ext: 201 - Email: info@ecovis.com.vn
Website: http://www.afac.com.vn; Web: https://www.ecovis.com/vietnam/audit
afac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; Thẩm định giá; afaafac.com.vn; kiểm toán; audit; kế toán; thuế; afa; Thẩm định giá
Design by: 24hdanang + 0905512238 + MAI ĐỨC TUẤN + 0905512238
Lượt truy cập:  3.663.417
 39
English